Các loại nấm không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà mỗi giống sẽ lại có hình dáng, màu sắc khác nhau. Nấm rất dễ trồng. Bạn hoàn toàn có thể tự ủ và nuôi nấm tại nhà để thu được những cây nấm đảm bảo chất lượng và thơm ngon. Một trong những loại nấm được nhiều người yêu thích đó chính là nấm rơm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về cách trồng nấm rơm thì hãy cùng GBD VINA khám phá ngay sau đây nhé.
Nấm rơm là sản phẩm được nhiều người yêu thích
Thời vụ trồng nấm rơm
Điều đầu tiên khi chúng ta tìm hiểu về cách trồng nấm rơm tại nhà đó chính là chọn thời vụ và địa điểm để trồng nấm. Nấm rơm là loại nấm yêu thích thời tiết nóng ấm. Chính vì thế, chúng sẽ có thời vụ trồng khác nhau ở mỗi một miền tại Việt Nam. Muốn thu được năng suất hiệu quả nhất, chúng ta cần chú ý các mốc thời gian phù hợp sau:
- Thời gian trồng nấm rơm phù hợp tác các tỉnh phía Bắc từ 15/4 – 15/10 dương lịch.
- Miền Trung có thể trồng nấm rơm từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch hằng năm.
- Đối với các tỉnh miền Nam chúng ta có thể trồng quanh năm vì thời tiết luôn ấm nóng.
Vị trí trồng nấm
Vì nấm rơm thích hợp với thời tiết nóng ẩm nhưng không thích ánh nắng trực tiếp. Vì thế, chúng ta nên chọn các vị trí thích hợp để nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế mầm bệnh.
Lưu ý trong việc chọn vị trí trồng nấm là:
- Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nấm.
- Chọn vị trí thoáng mát, sạch sẽ hạn chế mầm bệnh tấn công.
- Các vị trí thích hợp để trồng nấm rơm tại nhà như: xung quanh nhà, ở vườn cây, trên nền đất gạch, xi măng hoặc trên kệ, trong bọc nylon…
Nơi trồng nấm đảm bảo bằng phẳng, khô ráo. Không nên trồng ở những nơi thường xuyên bị ngập úng. Đặt vị trí gần nguồn nước như vậy sẽ giúp việc tưới tiêu và chăm sóc.
Nấm cần phải được trồng ở nơi khô thoáng
Xem thêm:
- 2 cách làm sữa chua túi đơn giản bạn không nên bỏ qua
- 2 cách làm kem bơ ngon bất ngờ
Chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm
Cách trồng nấm rơm hiệu quả đó là phải làm sao chọn được nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn. Các vật liệu cần chuẩn bị để làm nấm rơm đó là:
- Rơm rạ
- Bã mía
- Thân và lá chuối
- Lục bình
- Bông gòn
Chọn giống
Giống nấm cũng là một yếu tố đóng vai quan trọng trong việc trồng nấm tại nhà. Khi chọn giống nấm, cần chú ý những đặc điểm sau:
- Tuyệt đối không chọn giống bị nhiễm bệnh, không quá già cũng không quá non. Ngửi mùi có cảm giác dễ chịu đúng đặc trưng của nấm rơm.
- Túi giống không loang lỗ và các sợi nấm đã phát triển ăn kín đáy.
- Bịch mô nấm tốt phải là loại có sợi tơ nấm màu trắng trong. Bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách mở nắp bịch để xem bên trong có mùi tương tự như nấm rơm hay không.
- Trọng lượng trung bình của các túi nấm giống sẽ khoảng 120g. Với túi giống này, chúng ta có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5m, cao 0,4- 0,5m và chiều dài liếр 4-5m.
- Nếu thấy bịch meo nấm xuất hiện các có đốm màu nâu, đen, vàng cam thì không nên mua. Vì như vậy là túi nấm đã bị nhiễm nấm dại.
- Phần dưới của bịch meo bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua thì cũng loại bỏ ngay nhé..
Ủ rơm là một khâu quan trọng trong cách trồng nấm rơm
Ủ rơm
Ủ rơm cũng là một phần trong cách trồng nấm rơm mà bạn cần đặc biệt chú ý. Đối với rơm, rạ khô, chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn nước vôi để ngâm trước khi trồng nấm. Tỉ lệ nước vôi để ngâm rơm là 4kg vôi khô cùng với 1m3 nước.
Sau khi pha nước đúng tỉ lệ, chúng ta ngâm rơm, rạ khô khoảng 1 tiếng để lọc bỏ nấm tạp cũng như tẩy rửa chất phèn và chất mặn còn tồn tại trong rơm.
Ngâm xong, chúng ta chất rơm thành khối cao 1-2 tất sau đó tưới một ít nước lên trên. Tiếp tục chất rơm cho đến khi nào khối rơm cao đến 1,5m là được. Chiều dài của rơm ủ không quan trọng. Nó sẽ tùy vào lượng rơm mà chúng ta muốn ủ là bao nhiêu.
Khi tiến hành ủ rơm, hãy dậm xung quanh khối rơm. Còn phần giữa thì chỉ cần dậm sơ và tưới nước mà thôi. Cuối cùng là sử dụng ni lông hoặc lá chuối để phủ xung quanh giúp giữ ẩm và nhiệt cho rơm một cách hiệu quả.
1 tuần sau khi ủ rơm, chúng ta cần đảo qua để rơm chín đều. Tùy vào tình trạng mà chúng ta sẽ rải vôi bột trong lúc ủ để xử lý phần đất xung quanh cũng như giúp rơm mau chín.
Cách trồng nấm rơm tại nhà
Rơm rạ phân hủy sau khi ủ chính là nguồn phân bón tuyệt vời giúp nấm phát triển. Vì thế, chúng ta không cần phải bón phân trong quá trình trồng nấm rơm nữa.
Cách trồng nấm rơm rất đơn giản, chỉ cần duy trì tưới nước ngày 1 lần là được. Đồng thời, theo dõi độ ẩm của khối rơm nếu nước không bám lại qua kẽ tay thì tức là rơm đang bị khô.
Sau 10-14 ngày ủ rơm là chúng ta đã có thể thu hoạch nấm. Vào ngày thứ 12 -15 là thời điểm nấm ra rộ nhất. Hãy chọn hái những cây búp và hơi nhọn đầu trước nhé.
Thu hoạch đúng thời gian để đảm bảo chất lượng sản phẩm
Cách bảo quản nấm rơm
Với Nấm Tươi: Bạn có thể bảo quản theo một cách 4 sau:
- Cách 1 (Chân không): Đầu tiên, bạn cần bảo đảm nấm khô bảo quản, không có dấu hiệu ẩm ướt. Sau đó, bạn cho tất cả nấm vào túi zipper và hút hết khí. Cuối cùng, bạn cho những bịch nấm đó vào tủ lạnh để bảo quản.
- Cách 2 (đóng trong túi có lỗ thoáng khí): Cho nấm đông cô được rửa sạch hoặc nấm đông cô thấy chảy nước vào trong túi có dây kéo hoặc túi ni lông, sau đó dùng kéo cắt một lỗ nhỏ trên túi và dây buộc túi kín. Set a nấm mốc thành ngăn đá hoặc trong tủ đông ngăn mát.
- Cách 3 (sơ đồ và không đóng gói): Sau khi rửa sạch nấm đông cô, bạn qua nồi nước sôi khoảng 10 giây, sau đó nhanh chóng để làm sạch nước và đổ vào cốc nước lạnh. Tiếp theo, lau nấm ra để hơi khô, cho vào hộp thực phẩm, đậy nắp và bảo quản trong tủ lạnh.
Trên đây là cách trồng nấm rơm đơn giản dành cho tất cả những ai đang có nhu cầu tìm hiểu. Bạn hãy ghi nhớ và thực hiện nếu đang muốn trồng tại nhà nhé.
Xem ngay:
- Mẹo vặt gia đình – Những bí kíp không thể thiếu cho chị em
- Nguyên tắc bảo quản thực phẩm bà nội trợ thông thái không nên bỏ qua