Những quy định tem phụ hàng nhập khẩu không phải ai cũng biết

Nền kinh tế thị trường mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều các loại hàng hóa nước ngoài được nhập khẩu 100% và được người tiêu dùng yêu thích lựa chọn. Để đảm bảo hàng hóa được lưu thông cũng như tiếp cận được gần hơn với người tiêu dùng thì theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp nước ngoài cần phải in và dán nhãn phụ trên sản phẩm của mình. Vậy có những quy định tem phụ hàng nhập khẩu nào mà chúng ta cần phải lưu ý. Cùng GBD vina tìm hiểu nhé!

Nhãn phụ được in, dán trên sản phẩm sử dụng tiếng Việt

Nhãn phụ được in, dán trên sản phẩm sử dụng tiếng Việt

Xem ngay: Mua túi zipper đựng thực phẩm giá tốt ở đâu uy tín, chất lượng

Nhãn phụ là gì?

Nhãn hàng hóa là điều kiện bắt buộc cần phải có khi nhà sản xuất muốn bán sản phẩm. Thông qua các thông tin được in, vẽ, chụp trên đó, người tiêu dùng có thể nhận biết được đây là sản phẩm gì, xuất xứ từ đâu, thành phần, cách dùng như thế nào… In tem nhãn hàng hóa sẽ được in, dán, khắc, chạm trổ, đúc trực tiếp lên hàng hóa hoặc các chất liệu gắn trên đó. 

Các loại nhãn hàng hóa bao gồm 2 loại chính đó là:

  • Nhãn gốc: Là loại nhãn được gắn trực tiếp lên bao bì, hàng hóa trong quá trình sản xuất bao bì sản phẩm được các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa gắn lên.
  • Nhãn phụ: Là loại nhãn tương tự như nhãn gốc nhưng được gắn lên bao bì với ngôn ngữ tiếng Việt. Nội dung theo quy định tem phụ hàng nhập khẩu được nhà nước quy định.

Xem ngay; Địa chỉ bán túi zipper trong suốt đáy đứng GIÁ TỐT SỐ 1 Hà Nội

Quy định tem phụ hàng nhập khẩu

Để đảm bảo việc lưu thông hàng hóa diễn ra dễ dàng, bạn cần phải tuân thủ theo những quy định về dán tem phụ hàng nhập khẩu sau đây:

Về ngôn ngữ

Ngôn ngữ bắt buộc theo quy định tem nhãn phụ là Tiếng Việt.

Các trường hợp bắt buộc phải có nhãn phụ

Theo quy định về tem nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu thì những trường hợp bắt buộc phải có nhãn phụ đó là:

  • Hàng hóa nước ngoài được nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam: trong đó bao gồm cả hàng hóa với nhãn gốc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài và hàng có nhãn gốc chưa thể hiện được đầy đủ các nội dung bắt buộc theo yêu cầu của pháp luật.
  • Hàng hóa bị trả về và không xuất khẩu được ra nước ngoài, bắt buộc phải đưa về lưu thông trên thị trường của Việt Nam.

Xem ngay; Giải mã cơn sốt “túi zipper đựng trà sữa” trong giới trẻ hiện nay

Quy định tem phụ hàng nhập khẩu đã được pháp luật Việt Nam quy định chi tiết

Quy định tem phụ hàng nhập khẩu đã được pháp luật Việt Nam quy định chi tiết

Trường hợp không bắt buộc ghi nhãn phụ

Một số các sản phẩm không quy định tem phụ hàng nhập khẩu bao gồm:

  • Các loại phụ gia, nguyên liệu cũng như các chất được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm.
  • Linh kiện điện tử được nhập khẩu về Việt Nam để tiến hành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Hoặc thiết bị sử dụng để thay thế cho các loại linh kiện bị hỏng. Các sản phẩm được dùng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa, chỉ dùng với mục đích sửa chữa mà không đưa ra thị trường để tiêu thụ.

Xem ngay: Mua túi zipper đựng thực phẩm giá tốt ở đâu uy tín, chất lượng

Quy định về việc ghi nhãn phụ trên hàng hóa, sản phẩm

Theo quy định tem phụ hàng nhập khẩu thì trên sản phẩm này phải có những thông tin sau đây:

  • Nội dung của nhãn phụ bắt buộc phải tương thích và đúng theo những thông tin được ghi trên nhãn gốc. Nội dung không gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
  • Tên hàng hóa bắt buộc phải có và làm sao để người tiêu dùng, người sử dụng dễ nhìn thấy và nhận biết nhất.
  • Xuất xứ hàng hóa xuất hiện trên nhãn phụ thông qua các cụm từ “xuất xứ”, “sản xuất bởi”, “nước sản xuất”, “sản xuất tại”, “chế tạo tại” và tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất.
  • Tên, địa chỉ của đơn vị, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm với hàng hóa.
  • Ngày sản xuất và hạn sử dụng của hàng hóa. Theo đó, ngày sản xuất là mốc thời gian cuối cùng mà hàng được sản xuất. Ghi là: “ngày sản xuất” hoặc “NSX”. Hạn sử dụng là mốc thời gian từ ngày hàng hoăc không giữ được nguyên chất lượng nữa. Cụm từ dùng để ghi là: “hạn sử dụng” “hạn dùng”, “HSD”, “HD”. Cách ghi lần lượt là ngày, tháng, năm theo dương lịch.
  • Định lượng của hàng hóa giúp người dùng các định được trọng lượng, khối lượng, thể tích của sản phẩm.
  • Thành phần, cấu tạo của hàng hóa là các nguyên liệu cũng như phụ gia được dùng để sản xuất sản phẩm. 
  • Thông số kỹ thuật và các thông tin cảnh báo để người dùng lưu ý trong quá trình vận chuyển, bảo quản cũng như sử dụng. 
  • Các nội dung khác có liên quan bao gồm: mã vạch, mã số, dấu và các nội dung khác theo quy định.

Xem ngay: Địa chỉ in túi zipper giấy kraft uy tín, giá tốt nhất tại Hà Nội

Nội dung trên tem phụ đảm bảo giống tem chính

Nội dung trên tem phụ đảm bảo giống tem chính

Lưu ý khi ghi và sử dụng nhãn phụ

Trong quá trình in và sử dụng các loại nhãn phụ, chúng ta cần chú ý những điều sau:

  • Giữ nguyên nhãn gốc mà nhà sản xuất đã in, dán từ đầu,
  • Nội dung trên nhãn phụ bắt buộc phải tương ứng với các nội dung có trên nhãn gốc.
  • Nhãn phụ được gắn trực tiếp lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa. Chú ý không chi đi nội dung trên nhãn gốc.

Xem ngay: Túi Zipper Các Loại, In Ấn Và Sản Xuất Theo Yêu Cầu

Tem phụ được dán trực tiếp lên sản phẩm

Tem phụ được dán trực tiếp lên sản phẩm

Đó là những quy định tem phụ hàng nhập khẩu mà chúng ta cần lưu ý khi thực hiện và sử dụng. Bạn hãy lưu ý để giúp sản phẩm lưu thông một cách dễ dàng nhé.